Tin tức

Phân loại và công dụng của từng loại bột mì

by 24/01/2020

Bột mì có rất nhiều loại khác nhau, nhưng người ta thường chia bột mì thành 2 loại chính là bột mì đenbột mì trắng. Bột mỳ trắng là loại được qua xử lý nhiều hay ít bằng phương pháp tự nhiên hoặc sử dụng chất hóa học để xử lý hoặc lấy từ lúa mì trắng. Còn bột mì đen được làm từ lúa mì đen. Ngoài việc phân biệt bột mì như trên thì người ta còn chia theo từng công dụng của bột mì, chẳng hạn như dựa trên hàm lượng protein có trong bột. Theo đó, bột mì được chia thành các loại như sau:

Bột mì đa dụng hay bột mì thường (All Purpose Flour):

Đúng như tên gọi của nó, đây là loại bột mì được mọi người biết nhiều nhất và công dụng của bột mì này được các thợ làm bánh sử dụng thường xuyên trong các công thức làm bánh quy, bánh mì, bánh ngọt, bánh gato… Loại bột mì đa dụng này không chứa bột nổi.

bột lúa mạch đen - sotto

Bột mì số 8 (cake flour/pastry flour):

Là loại bột mì có hàm lượng protein thấp nhất so với các loại bột mì khác, bột mì này có màu trắng tinh, sờ vào rất mịn và nhẹ. Công dụng của bột mì này được sử dụng để làm các loại bánh có kết cấu mềm, bông xốp như bánh cupcake hay bánh bông lan…

Bột mì số 11 (Bread Flour/Bột Mì Cứng/Bột Bánh Mì):

Trái ngược với Bột mì số 8 thì loại bột mì này có hàm lượng protein cao nhất cho với các loại bột mì khác. Bột mì số 11 được dùng để làm bánh mì gối, đế bánh pizza, bánh mì baguette… vì nó có kết cấu chắc – dai – giòn và có khả năng tương tác tốt với men nở trong quá trình ủ bột. Bột mì số 11 còn được gọi bằng những tên khác như: bột làm bánh mì hay bột cái cân.

Lúa mạch đen làm bánh mì 2 - sotto

High – Gluten Flour (họ hàng với bột mì số 11):

Công dụng của bột mì này dùng để làm các kiểu bánh mì có phần vỏ cứng, giòn như bagel hay đế bánh pizza.

Self – Rising Flour:

Là loại bột được trộn sẵn với bột nổi và có khi được trộn chung với một ít muối. Công dụng của bột mì này dùng để làm cookies, cake nhưng ít khi được sử dụng.

Pastry Flour:

Màu trắng kem thích hợp để làm vỏ bánh pie, bánh cookies, muffins là công dụng của loại bột mì này. Tuy nó cũng có hàm lượng protein thấp nhưng vẫn cao hơn bột mì số 8.

Cách bảo quản bột mì
Khi mua bột mì về, bạn sẽ chỉ sử dụng khoảng một phân nửa hoặc 2/3 gói bột mì bạn đã mua, phần còn lại bạn sẽ cột thun và cất trong tủ, đó cũng là một phần của cách bảo quản để có thể sử dụng cho lần sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể đựng bột mì trong các bình hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nguồn nhiệt cao bởi nhiệt độ sẽ dễ làm biến đổi bột mì. Và mỗi khi dùng xong phải đậy kín nắp vì bột dễ bị ẩm sẽ vón cục. Không trộn bột cũ và bột mới vì như vậy sẽ rất dễ dẫn đến hư hỏng. Với 2 cách trên, bạn cũng có thể bảo quản bột trong tủ lạnh để chất lượng luôn tươi ngon và thời gian sử dụng lâu dài hơn.

Hạt lúa mì hữu cơ sottolestelle

Để xác định bột mì còn sử dụng được nữa hay không thì cách tốt nhất là lấy bột ra xem hoặc ngửi, không dùng bột đã bị biến màu, có mùi chua hay mùi lạ. Trường hợp bột đã bị mọt thì phải vứt bỏ ngay, đồng thời dùng khăn lau sạch nơi cất bột để diệt hết mọt và trứng mọt còn vương lại.

Tham khảo thêm về sản phẩm: Hạt lúa mì hữu cơ Sottolestelle 500g
Xuất xứ: Sottolestelle – Ý
Shelf Life: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Chứng nhận hữu cơ Châu Âu
Vegan
Non GMO

Hạt lúa mì hữu cơ Sottolestelle 500g A

Nguồn: Siêu tầm