Tin tức

MILK KEFIR LÀ GÌ?

by 10/09/2021
Milk Kefir (còn gọi là nấm sữa chua/ nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên, sữa chua kefir, hạt kefir…). Có thể bạn chưa bao giờ nghe nói về Kefir, nhưng nó là một trong những thực phẩm giàu lợi khuẩn nhất trên hành tinh và còn được xem như là 1 SUPER FOOD.

Đây là một loại thực phẩm lên men Lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hoá.

Nấm sữa Kefir là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể.

HÌNH DẠNG:

Nấm kefir có hình dạng như bỏng nẻ gạo, hoặc như bông cải trắng (suplo) mềm, màu trắng ngà, thơm ngầy ngậy, hơi dính nhớt.

CÔNG DỤNG:

  • Sữa lên men từ nấm Kefir có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu.
  • Bên cạnh đó, Kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir, 2 loại men này thâm nhập vào màng niêm mạc (nơi chứa các vi khuẩn có hại) để tạo thành một nhóm SWAT loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường cho đường ruột.
  • Giúp chữa bệnh tim, tuần hoàn máu, xơ cứng động mạch, thiếu máu, bệnh hô hấp, phổi, hen xuyễn, làm tan sạn trong thận và mật, đường tiểu tiện. Lở loét bao tử, lao ruột và thập nhị tràng, tiêu chảy, táo bón, lở loét trên da.
  • Ngừa và trị bệnh huyết áp cao. Làm tan mỡ trong máu, ngăn chặn sự tập trung của tế bào mỡ đặc biệt ở vùng bụng.
  • Ngăn chặn sự bành trướng các tế bào lão hoá, nhờ đó kéo dài được tuổi thọ.
  • Thần kinh rối loạn, mất ngủ, kém ăn, chán nản, buồn bã.
  • Làm cân bằng lượng đường lactose trong máu, nhờ đó trị được bệnh tiểu đường.
  • Mật, yếu gan, đau gan vàng da, trị thận suy.
  • Làm tái tạo tế bào tóc, nhờ đó trị được bệnh rụng tóc, giúp tóc mọc nhiều và đen hơn.
  • Ung thư nội tạng, phổi, gan, thận, mật, ruột, bao tử, máu ngứa và bệnh ngoài da, trong uống ngoài thoa (rửa sạch và bôi rửa nhiều lần)

NẤM KEFIR KHÁC SỮA CHUA CÔNG NGHIỆP THẾ NÀO?

Cả hai đều có hương vị tươi mát và vị chua đặc trưng của những sản phẩm lên men từ sữa, mang lại những vi khuẩn có lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên sữa Kefir và sữa chua công nghiệp vẫn có sự khác biệt nhất định.
  • Trong Kefir có chứa: Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species. Đây là những vi khuẩn có lợi mà trong sữa chua công nghiệp ngoài thị trường không có được.
  • Bên cạnh đó, nấm men và vi khuẩn có lợi trong Kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời kích thước hạt sữa của Kefir nhỏ hơn so với sữa chua nên loại nấm tuyết Tây Tạng này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá hơn. Đặc biệt nó rất bổ dưỡng và thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già, người thường xuyên mệt mỏi và hay rối loạn tiêu hóa.

ĂN BAO NHIÊU SỮA CHUA NẤM KEFIR/ NGÀY?

Các nhà nghiên cứu đã tính ra đươc thành phần chất dinh dưỡng có trong 175 ml Kefir bao gồm: 6gr protein, 200mg canxi, khoảng 140 mg phốt pho, 0.33mg vitamin B12, 0.2mg bivoflavin, 7gr cacbonhydrate, 16mg magie, 6gr chất béo và 104 kcal Calo.
Khuyến cáo ăn tối đa 400ml/ngày. Đặc biệt là những người có tiền sử bệnh dạ dày.
Bởi vì kefir được lên men, những người không dung nạp lactose có thể thưởng thức kefir và tất cả những lợi ích của nó mặc dù thực tế là nó được làm từ sữa.

CÁCH NUÔI NẤM KEFIR:

CHUẨN BỊ:

– Nấm giống (1 muỗng cafe)
– Sữa tươi không đường: 1 bịch 220ml
– Lọ nhựa/ thủy tinh/ sành/ sứ
– Rây lọc nhựa
– Muỗng nhựa/ gỗ
– Khăn vải màn để đậy lên lọ nuôi nấm.

CÁCH LÀM:

– Cho nấm Kefir vào lọ nhựa/ thủy tinh sạch , đổ 1 bịch sữa tươi vào, lấy miếng vải màn đậy lên miệng lọ, dùng dây chun cột lại để tránh bụi và côn trùng có hại bay vào. Để lọ nấm sữa ở nơi thoáng mát, nhiệt độ trung bình, tránh xa ổ điện.
– Trong quá trình nuôi thỉnh thoảng lắc đều hũ cho nấm ăn đều sữa, hạn chế tách nước.
– Nấm sữa bảo quản tốt thì sau khi ngâm sẽ sánh đặc, có màu trắng ngà, hoặc có thể đóng 1 lớp váng màu vàng nhạt trên bề mặt, nhưng mùi vẫn thơm ngậy.
– Sau 12h-24h, thấy sữa đặc sánh nghiêng lọ khó chảy, vị chua vừa miệng, thơm sữa chua thì bắt đầu lọc nấm.
– Đem lọ nấm sữa ra đổ qua rây nhựa cho sữa chảy xuống 1 cái bát/ tô hứng bên dưới. Dùng muỗng nhựa đảo nhẹ cho sữa chảy hết xuống.
– Phần sữa chảy xuống dưới chính là sản phẩm của nấm sữa (sữa chua).
Phần con nấm còn lại trên rây lọc dùng vài muỗng sữa tươi rửa sạch và lại cho vào lọ (đã được rửa sạch) và tiếp tục quá trình nuôi như trước.

CÁCH DÙNG SỮA CHUA NẤM KEFIR:

  • Đối với sữa chua uống: Thêm sữa đặc/ mật ong tùy khẩu vị, trộn đều là uống được.
  • Đối với sữa chua đặc (úp ngược): Hoà 100ml sữa đặc ông thọ trắng + 100ml nước ấm 40°C + 220ml sữa nấm (đã lọc). Sau đó ủ như vẫn làm sữa chua truyền thống trong khoảng 4h-6h, đến khi thấy sữa chua đặc lại thì cho ngăn mát dùng dần.
  • Đối với sữa chua Hy Lạp:

Nếu lọc làm sữa chua Hy Lạp thì lấy sữa chua đã lọc cho vào khăn xô, bỏ lên rây rồi cho lên chén/tô, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Để qua 8h thì sữa chua Hy Lạp đặc sẽ đọng trên khăn, còn nước bên dưới là đạm Whey. Dùng rửa mặt, ướp thịt, cá, trộn rau, trái cây… sẽ rất ngon và bổ. Còn để lâu hơn nó sẽ thành phomai có vị béo mặn hơn.

Ăn cùng Granola hoặc trái cây dằm, sữa đặc đều được.
Nguồn: Sưu tầm.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *