Tin tức

Kỷ tử là gì? Phân loại và các công dụng của kỷ tử 

by 16/08/2023

Kỷ tử là loại dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc cổ truyền với rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe cũng như sắc đẹp. Hiện có hai loại kỷ tử được sử dụng để chăm sóc sức khỏe gồm kỷ tử đen (hắc kỷ tử) và kỷ tử đỏ. Vậy công dụng của kỷ tử là gì? Loại kỷ tử nào tốt hơn? Bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời chuẩn xác!

1. Đặc điểm của kỷ tử

Mặc dù đều là kỷ tử, nhưng hắc kỷ tử và kỷ tử đỏ sẽ sử hữu các đặc điểm riêng biệt:

1.1. Kỷ tử đỏ

Kỷ tử đỏ có tốt không?

Kỷ tử đỏ trong tự nhiên

Kỷ tử đỏ hay còn được gọi là câu kỷ tử hoặc Goji Berry, Lycium barbarum L… Quê hương của thảo dược này bắt nguồn từ Trung Quốc và trồng nhiều nhất tại Ninh Hạ với gần 50% diện tích của cả nước.        

Quả kỷ tử đỏ có hình dạng trứng, mọng nước. Khi chín, quả sẽ có màu đỏ vàng hay màu đỏ sẫm. Khi phơi khô, câu kỷ tử sẽ có hình bầu dục dài (khoảng 0,5-1cm), đồng thời quả sẽ có màu tím đỏ hoặc đỏ tươi và mặt ngoài nhăn nheo. 

1.2. Hắc kỷ tử 

Hắc kỷ tử còn được biết đến là quả kỷ tử đen hay Lycium Ruthencium. Đây là một loại quả cực kỳ quý hiếm và ít gặp hơn so với kỷ tử đỏ. Hắc kỷ tử thường mọc hoang dã ở vùng phía đông thuộc cao nguyên Tây Tạng. 

Hắc kỷ tử có tác dụng gì?

Hắc kỷ tử tươi trong tự nhiên

Quả kỷ tử đen có hình dạng tròn, đường kính khoảng 0,5cm, quả mọng nước và khi chín sẽ có màu đen. Sau khi phơi, quả hắc kỷ tử khô có vỏ nhăn nheo bên ngoài và ở bên trong có nhiều hạt nhìn tựa như quả thận, với một đầu sẽ có vết của cuống quả.

Đặc biệt, hắc kỷ tử có khả năng biến hóa màu sắc vô cùng độc đáo. Ứng với từng loại nước pha, kỷ tử đen sẽ cho ra các hỗn hợp màu xanh hoặc tím vô cùng đẹp mắt. Cụ thể:

  • Nếu nước có tính kiềm, khi cho hắc kỷ tử vào sẽ cho ra màu xanh lam nhạt.
  • Nếu pha hắc kỷ tử cùng với nước có tính axit, sẽ cho ra thành phẩm là màu hồng nhạt, ngả tím. 
  • Còn khi pha bằng nước có tính axit yếu thì hỗn hợp này sẽ có màu tím đẹp mắt.
kỷ tử đen có công dụng gì?

Sự biến đổi màu sắc khi pha hắc kỷ tử với các loại nước khác nhau

2. Hàm lượng dinh dưỡng có trong kỷ tử

So với kỷ tử đỏ thì hắc kỷ tử sẽ có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội hơn hẳn. Chính về thế, hắc kỷ tử được đánh giá là loại kỷ tử quý hiếm nhất hiện nay.

2.1. Kỷ tử đỏ có những chất dinh dưỡng gì?

Câu kỷ tử chứa một lượng dinh dưỡng lớn gồm các loại vitamin, khoáng chất,… như:

  • Chất đạm (Protein): Thành phần quan trọng tham gia xây dựng mô và tế bào của cơ thể người.
  • Chất béo lành mạnh: Bổ sung năng lượng để hoạt động.
  • Chất xơ: Giúp tiêu hoá dễ dàng.
  • Đường: Kỷ tử đỏ cung cấp một lượng đường có lợi cho sức khỏe.
  • Sắt: Góp phần tạo hemoglobin để vận chuyển oxy trong cơ thể.
  • Vitamin A và vitamin C: Tăng cường miễn dịch, chống oxy hoá.

2.3. Hắc kỷ tử cung cấp những chất dinh dưỡng nào?

Công dụng của kỷ tử là gì?

Công dụng kỷ tử đen được ví như “thần dược” vô cùng tốt cho sức khỏe

Hắc kỷ tử được ví như “thần dược trời ban”, bởi loại thảo dược này có thể cung cấp nguồn dưỡng chất vô cùng lớn. Mỗi trái kỷ tử đen có chứa đến 40% là protein cùng với đó là các thành phần quý giá khác như: 

  • Chứa lượng Oligomeric Proanthocyanidins (OPCs) cực cao (hiện tại là cao nhất trong tự nhiên). Chất này cho khả năng chống oxy hóa cực mạnh, có thể cao gấp 50 lần vitamin E, gấp 20 lần so với vitamin C.
  • Hắc kỷ tử chứa đến 18 loại acid amin và hơn 20 khoáng chất thiết yếu khác (kẽm, sắt, phốt pho,….). Trong đó, hàm lượng sắt cao hơn cả đậu nành và rau bina.
  • Bên cạnh đó, trong kỷ tử đen còn chứa 5 loại carotenoid gồm zeaxanthin, lycopene, cryptoxanthin, lutein, beta-carotene. Trong đó, hàm lượng beta-carotene – tiền chất của vitamin A cao hơn củ cà rốt.

3. Công dụng của kỷ tử đối với sức khỏe là gì?

Tác dụng kỷ tử đỏ và hắc kỷ tử đen gần như là tương đồng nhau. Tuy nhiên với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nên hắc kỷ tử sẽ mang đến một số lợi ích vượt trội hơn cả, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa cực mạnh, kháng viêm cao và ngăn chặn sự hình thành, tấn công của các gốc tự do gây hại.

Khi nhắc đến tác dụng của kỷ tử, phải nhắc đến những công dụng nổi trội sau:

3.1. Bổ sung dinh dưỡng, nâng cao đề kháng

Kỷ tử giàu protein cùng với các loại vitamin và khoáng chất, không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà còn đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao thể lực. 

3.2. Chống oxy hoá, hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Kỷ tử là dược liệu có khả năng chống oxy hóa cao, đặc biệt là hắc kỷ tử vì loại dược liệu này sở hữu lượng Oligomeric Proanthocyanidins (OPCs) vô cùng lớn.

Đồng thời, kỷ tử còn có thể làm giảm và sửa chữa các tế bào bị hư hại do quá trình viêm, hoặc gốc tự do gây ra. Từ đó, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh, hỗ trợ phòng ngừa hình thành tế bào ung thư hay làm giảm khả năng phát triển khối ung thư. 

3.3. Cải thiện thị lực

Kỷ tử đỏ có tác dụng gì?

Sử dụng kỷ tử giúp cải thiện thị lực hiệu quả

Kỷ tử được biết đến như một biện pháp tự nhiên để điều trị thoái hóa điểm vàng và cải thiện thị lực, giúp mắt luôn sáng khỏe. Bởi vì loại thảo dược này sở hữu hàm lượng chất chống oxy hóa zeaxanthin cao. Bên cạnh đó, zeaxanthin còn có tác dụng bảo vệ mắt khỏi sự tổn thương do các gốc tự do hay tia cực tím gây ra.

3.4. Bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ

Các chất chống oxy hóa có trong kỷ tử còn có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi quá trình oxy hoá. Từ đó, giúp phòng ngừa Alzheimer, cải thiện trí nhớ…

3.5. Làm chậm quá trình lão hoá, bảo vệ làn da

Với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, kỷ tử không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ mà còn ngăn chặn sự hình thành cũng như tấn công của các gốc tự do gây hại cho tế bào. Nhờ đó loại dược liệu này có thể giúp thể đẩy lùi lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ.

3.6. Ổn định lượng đường trong máu

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tiêu thụ kỷ tử có thể giúp họ kiểm soát quá trình giải phóng đường vào máu, tăng độ nhạy cảm với insulin, giúp ổn định đường huyết. 

Bên cạnh đó, nhờ sở hữu nhiều vitamin C, chất xơ cùng với OPCs nên kỷ tử còn rất tốt cho việc chống xơ vữa động mạch, tăng cường tuần hoàn máu, ổn định huyết áp. 

3.7. Thanh lọc, thải độc, cải thiện chức năng gan

Betaine hydrochloride trong kỷ tử có thể làm tăng hàm lượng phospholipid ở trong gan và huyết thanh, giúp bảo vệ lá gan trước các tác nhân gây bệnh. Ngoài cải thiện chức năng gan, kỷ tử còn tham gia vào quá trình thải độc ở thận, giúp thận luôn khỏe mạnh.

3.8. Tăng cường sinh lý

Một trong những công dụng đáng chú ý của kỷ tử đó là khả năng kích thích ham muốn, tăng nồng độ hormone testosterone, tăng hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới.

3.10. Hỗ trợ giảm cân

Mặc dù có vị ngọt, nhưng loại quả này không quá nhiều đường, lại chứa ít calo và dồi dào vitamin A, vitamin C, chất xơ cùng các chất dinh dưỡng khác. Vì thế, có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảm cân nhưng không gây mệt mỏi.

Ngoài những công dụng nổi bật trên, hắc kỷ tử và kỷ tử đỏ còn mang đến nhiều lợi ích như là giảm stress, giảm thâm mụn, sáng da,…

Có thể thấy được, công dụng của kỷ tử vô cùng đa dạng. Vì thế, không quá khó hiểu khi loại thảo dược này được ví như “thần dược”, “siêu thực phẩm”. Tuy nhiên, không ít nhà bán hàng kém uy tín cung cấp kỷ tử kém chất lượng, hàng giả, hoặc tẩm phẩm màu và hóa chất độc hại. Vì vậy, để tốt nhất cho sức khỏe, chúng ta chỉ nên chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm kỷ tử đỏ, hắc kỷ tử Organic Life cho sự lựa chọn của mình. Sản phẩm của Organic Life đạt chuẩn hữu cơ châu Âu – EU, USDA  -Hoa kỳ theo tiêu chuẩn (không hoá chất, không thuốc bảo vệ thực vật, không phẩm màu, không thuốc diệt cỏ,…) với đầy đủ chứng nhận xuất xứ nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm.

>>Tham khảo ngay:
Kỷ tử đỏ hữu cơ Organic Life
Hắc kỷ tử hoang dã Organic Life

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *